section.overview
Gate Gate Gallery trân trọng giới thiệu triển lãm đôi của hai nghệ sĩ trẻ của Vũ Mạnh Linh và Võ Huỳnh Phú. Cuộc đối thoại tương tác giữa hai phong cách nghệ thuật mạnh mẽ đưa người xem khám phá sự tự do, cá tính, truy vấn mối bất hòa của con người và hành trình tìm kiếm ý nghĩa trong một thế giới hỗn loạn.
Nghệ thuật và Con người có tách biệt nhau? Cuộc truy vấn mối quan hệ tương quan này đã được nghiên cứu từ lâu và điển hình như trong tác phẩm “Tiếng thét” (“The Scream”) của danh họa Edvard Munch. Con người vốn từ lâu cộng sinh vào thiên nhiên, có mong muốn làm chủ thiên nhiên nhưng dần dần những suy tưởng hiện đại đã cho thấy rằng tham vọng độc hại dường như đang làm hại chính chúng ta. Con người trở nên vô dạng, đầy lo âu bởi sự nhỏ bé của bản thân trước thiên nhiên khó lường. Nét vẽ quện như dòng chảy dữ dội, màu sắc đầy phẫn nộ của Munch khiến sự cộng sinh của con người bị nuốt chửng vào cả không gian vô định vượt qua khung tranh. Nghệ thuật như một chủ thể độc lập, giúp Munch chứng kiến sự bất lực của con người và làm thước đo từ bên trong ra bên ngoài, từ đó lý tưởng về một mối dung hòa dường như bị bác bỏ hoàn toàn.
Đề tựa triển lãm có thể xem như một câu hỏi, một câu cảm thán hay thậm chí một lời hẹn không chủ đích. Chủ thể đối lập Tôi và Bạn thường song hành nhưng không có nghĩa gắn liền nhau. Tôi hiện hữu ở đây tồn tại để tương tác, tách rời với bạn - có thể là người, vật hay là chính bản thân mình. Trong chủ thể cái tôi luôn có sự tự do và ý thức tự đưa ra những quyết định mà có thể gây ảnh hưởng hay bị ảnh hưởng. Chính vì vậy, trong cái tôi tạo ra cái hỗn loạn bất biến mà chỉ có chính bản thân mỗi cái tôi phải tự đi tìm bên trong, tìm câu trả lời cho câu hỏi của sự tồn tại của cái tôi. Bạn xuất hiện ở đây để như một sự nhắc nhở không bắt buộc rằng sự tồn tại của tôi có tác động và có ý nghĩa mà đôi khi không phải cái tôi nào cũng nhìn thấy được. Và cuối cùng, cái tôi phải tự minh tạo sự kết nối và tham gia vào sự bất biến của cái chung “Có thể” và “Ngày mai”.
Điểm nhấn của triển lãm “Có thể Tôi sẽ gặp Bạn ngày mai” tập trung vào việc trình bày loạt tác phẩm thể hiện những suy tưởng chồng chéo về những chủ thể do mỗi nghệ sĩ tạo ra. Từ phê phán cho đến siêu thực, các tác phẩm khuếch thẩm mỹ, đầy hỗn mang mở ra những góc nhìn về những chủ thể có thể tự sự, có thể miêu tả nhằm bóc tách các tiến trình tìm kiếm những câu trả lời trước thế sự và những biến động.
Vũ Mạnh Linh mang đến một thẩm mỹ phóng khoáng bao, hỗn loạn hàm cả bên ngoài cho bên trong. Những hình tượng quen thuộc, đặt phi lý chồng chéo đè lên những gam màu không hề ấp úng sợ sệt cho thấy những suy ngẫm về những mảnh ghép mà tự mỗi chúng ta đều phải tự tìm kiếm. Trong hội họa của Linh mọi lằn ranh đều bị phá vỡ, các sự vật thoắt ẩn thoắt hiện như sự bất biến không lường trước được nhưng lúc nào cũng phải sẵn sàng đối mặt. Ngược lại trong serie “Social Distancing” lại là sự thu mình tự sự nhiều sắc thái hơn và ít hỗn loạn hơn khơi gợi một sự tìm hiểu bản thân kỹ càng nhất định và sự khẳng định tồn tại hiện hữu ở Linh.
Võ Huỳnh Phú giải phóng năng lượng trong tạo hình của mình trong một thế giới huyền ảo, giàu sức mạnh và cảm xúc. Trong tác phẩm “Kìa! Nhìn xem” thể hiện một bản ngã trần trụi, ung dung chiêm ngưỡng sự hỗn loạn kỳ vĩ của thế sự. Bản ngã trong các tác phẩm của Phú luôn trong trạng thái song hành với thiên nhiên, đôi khi đối đầu rồi hòa tan nhưng chưa bao giờ thuộc về. Rộng hơn, Phú còn mời gọi người xem chìm đắm trong những thế giới huyền ảo, sâu thẳm vô tận, chồng lớp tính duy mỹ cao của bản thân mà tự thân mỗi người phải chiêm ngưỡng bằng bản ngã của chính họ.
Nghệ thuật mở ra những khả năng. Bản thân quá trình sáng tạo thường được coi là phản ứng trước sự phi lý, mang đến cách kết nối suy tưởng thông qua biểu đạt tạo hình. Quá trình kiến tạo những khả năng này của nghệ sĩ đến tự do mà thế giới đòi hỏi. Người xem đứng trước các tác phẩm cũng được đòi hỏi sự tham gia trước những hé lộ có chức năng phản ánh lại bản thân hay toàn thể xung quanh, khuyến khích người xem suy ngẫm về quyền tự do lựa chọn và tầm quan trọng của việc nhìn sâu vào những giá trị bên trong, tiền đề cho việc tìm kiếm ý nghĩa của sự hiện hữu.
*Text by Tâm Huỳnh
Nghệ thuật và Con người có tách biệt nhau? Cuộc truy vấn mối quan hệ tương quan này đã được nghiên cứu từ lâu và điển hình như trong tác phẩm “Tiếng thét” (“The Scream”) của danh họa Edvard Munch. Con người vốn từ lâu cộng sinh vào thiên nhiên, có mong muốn làm chủ thiên nhiên nhưng dần dần những suy tưởng hiện đại đã cho thấy rằng tham vọng độc hại dường như đang làm hại chính chúng ta. Con người trở nên vô dạng, đầy lo âu bởi sự nhỏ bé của bản thân trước thiên nhiên khó lường. Nét vẽ quện như dòng chảy dữ dội, màu sắc đầy phẫn nộ của Munch khiến sự cộng sinh của con người bị nuốt chửng vào cả không gian vô định vượt qua khung tranh. Nghệ thuật như một chủ thể độc lập, giúp Munch chứng kiến sự bất lực của con người và làm thước đo từ bên trong ra bên ngoài, từ đó lý tưởng về một mối dung hòa dường như bị bác bỏ hoàn toàn.
Đề tựa triển lãm có thể xem như một câu hỏi, một câu cảm thán hay thậm chí một lời hẹn không chủ đích. Chủ thể đối lập Tôi và Bạn thường song hành nhưng không có nghĩa gắn liền nhau. Tôi hiện hữu ở đây tồn tại để tương tác, tách rời với bạn - có thể là người, vật hay là chính bản thân mình. Trong chủ thể cái tôi luôn có sự tự do và ý thức tự đưa ra những quyết định mà có thể gây ảnh hưởng hay bị ảnh hưởng. Chính vì vậy, trong cái tôi tạo ra cái hỗn loạn bất biến mà chỉ có chính bản thân mỗi cái tôi phải tự đi tìm bên trong, tìm câu trả lời cho câu hỏi của sự tồn tại của cái tôi. Bạn xuất hiện ở đây để như một sự nhắc nhở không bắt buộc rằng sự tồn tại của tôi có tác động và có ý nghĩa mà đôi khi không phải cái tôi nào cũng nhìn thấy được. Và cuối cùng, cái tôi phải tự minh tạo sự kết nối và tham gia vào sự bất biến của cái chung “Có thể” và “Ngày mai”.
Điểm nhấn của triển lãm “Có thể Tôi sẽ gặp Bạn ngày mai” tập trung vào việc trình bày loạt tác phẩm thể hiện những suy tưởng chồng chéo về những chủ thể do mỗi nghệ sĩ tạo ra. Từ phê phán cho đến siêu thực, các tác phẩm khuếch thẩm mỹ, đầy hỗn mang mở ra những góc nhìn về những chủ thể có thể tự sự, có thể miêu tả nhằm bóc tách các tiến trình tìm kiếm những câu trả lời trước thế sự và những biến động.
Vũ Mạnh Linh mang đến một thẩm mỹ phóng khoáng bao, hỗn loạn hàm cả bên ngoài cho bên trong. Những hình tượng quen thuộc, đặt phi lý chồng chéo đè lên những gam màu không hề ấp úng sợ sệt cho thấy những suy ngẫm về những mảnh ghép mà tự mỗi chúng ta đều phải tự tìm kiếm. Trong hội họa của Linh mọi lằn ranh đều bị phá vỡ, các sự vật thoắt ẩn thoắt hiện như sự bất biến không lường trước được nhưng lúc nào cũng phải sẵn sàng đối mặt. Ngược lại trong serie “Social Distancing” lại là sự thu mình tự sự nhiều sắc thái hơn và ít hỗn loạn hơn khơi gợi một sự tìm hiểu bản thân kỹ càng nhất định và sự khẳng định tồn tại hiện hữu ở Linh.
Võ Huỳnh Phú giải phóng năng lượng trong tạo hình của mình trong một thế giới huyền ảo, giàu sức mạnh và cảm xúc. Trong tác phẩm “Kìa! Nhìn xem” thể hiện một bản ngã trần trụi, ung dung chiêm ngưỡng sự hỗn loạn kỳ vĩ của thế sự. Bản ngã trong các tác phẩm của Phú luôn trong trạng thái song hành với thiên nhiên, đôi khi đối đầu rồi hòa tan nhưng chưa bao giờ thuộc về. Rộng hơn, Phú còn mời gọi người xem chìm đắm trong những thế giới huyền ảo, sâu thẳm vô tận, chồng lớp tính duy mỹ cao của bản thân mà tự thân mỗi người phải chiêm ngưỡng bằng bản ngã của chính họ.
Nghệ thuật mở ra những khả năng. Bản thân quá trình sáng tạo thường được coi là phản ứng trước sự phi lý, mang đến cách kết nối suy tưởng thông qua biểu đạt tạo hình. Quá trình kiến tạo những khả năng này của nghệ sĩ đến tự do mà thế giới đòi hỏi. Người xem đứng trước các tác phẩm cũng được đòi hỏi sự tham gia trước những hé lộ có chức năng phản ánh lại bản thân hay toàn thể xung quanh, khuyến khích người xem suy ngẫm về quyền tự do lựa chọn và tầm quan trọng của việc nhìn sâu vào những giá trị bên trong, tiền đề cho việc tìm kiếm ý nghĩa của sự hiện hữu.
*Text by Tâm Huỳnh
Có thể Tôi sẽ gặp bạn ngày mai